Kết cấu nhà thép tiền chế là gì? Gồm những bộ phận nào? Thông số kỹ thuật ra sao?,… Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Công Ty Minh Hiệp giải đáp cho những câu hỏi này với những thông tin tham khảo hữu ích và thiết thực.
Khách hàng có nhu cầu tư vấn về kết cấu nhà thép tiền chế, vui lòng liên hệ với Công Ty Minh Hiệp qua:
Địa chỉ: 1A Đào Trinh Nhất, Phường Linh Tây, Quận Thủ Đức, TP.HCM
Email: vlxdminhhiep@gmail.com
Hotline, Zalo: 0909.086.365
Trong kết cấu nhà thép tiền chế, cần đảm bảo có các thành phần sau đây:
Dưới đây là những thông số kỹ thuật cơ bản của nhà thép tiền chế:
Kết cấu nhà thép tiền chế đạt chuẩn bao gồm các cấu kiện cơ bản sau đây:
Nền móng của nhà thép tiền chế được xây dựng bằng bê tông cốt thép. Kết cấu nền có khả năng truyền tải trọng của công trình xuống nền đất. Tùy vào địa chất của công trình, người ta có thể thi công móng đơn, móng cọc, móng băng hoặc móng bè,…
Bu lông móng là thành phần liên kết bê tông cốt thép với trụ thép định hình. Khi thi công nhà thép tiền chế, người ta thường sử dụng loại bu lông móng có đường kính M22 trở lên để đảm bảo độ cứng và độ bền. Quá trình định vị và lắp đặt bu lông móng đòi hỏi sự cẩn thận, chính xác tuyệt đối để không làm ảnh hưởng đến kết cấu của dầm, cột.
Trước khi thi công nền nhà thép tiền chế, người ta sẽ san lấp và lu lèn đất nền để đảm bảo độ chặt. Sau đó, đổ bê tông và tiến hành tráng xi măng hoặc sơn bóng, sơn chống thấm Epoxy,… để hoàn thiện phần nền của công trình.
Khung thép đóng vai trò quan trọng trong kết cấu nhà thép tiền chế, bao gồm: cột, dầm, vì kèo,…. Bộ phận này được lắp dựng từ những trụ thép lớn hình chữ H, có khả năng chịu tải, chịu lực tác động và vượt nhịp lên đến 100m. Khung thép được liên kết với nhau bởi hệ thống bu lông chuyên dụng, giúp gia cố thêm độ bền và độ chắc cho công trình.
Hệ thống dầm của nhà tiền chế được sử dụng phổ biến là loại dầm hình chữ I. Khi thi công nhà thép tiền chế 2 tầng, 3 tầng, nhà thép có gác lửng, có cầu trục,… mới cần dùng đến dầm thép. Tương tự như các cấu kiện vì kèo, cột trụ,… dầm thép cũng được gia công hoàn thiện tại nhà máy trước khi được lắp đặt tại công trường.
Trong kết cấu nhà thép tiền chế, vì kèo được sử dụng để tạo ra khả năng vượt nhịp lớn từ 30 – 50m. Hệ thống vì kèo được làm từ thép chất lượng cao, có khả năng chịu tải và chịu lực tác động vượt trội. Đây được xem như là một phần liên kết hệ mái công trình. Khi thi công, các thanh kèo được lắp đặt nối tiếp, liền kề nhau. Tạo thành một nền tảng kiên cố, vững chắc, giúp chống đỡ cho phần trần mái.
Xem thêm: Vì Kèo Nhà Xưởng Là Gì? Cấu Tạo Và Các Loại Vì Kèo Thép
Kết cấu nhà thép tiền chế bắt buộc phải có xà gồ mái và xà gồ vách. Hệ thống xà gồ sở hữu thiết kế hình chữ C hoặc chữ Z, có tác dụng định hình khung công trình. Khoảng cách giữa các xà gồ dao động từ 1 – 1.5m, giúp nâng đỡ cho phần tường và mái tôn bên trên.
Hệ giằng của nhà thép tiền chế gồm có: giằng mái, giằng xà gồ và giằng đầu hồi. Hệ thống giằng cột và giằng mái được sử dụng để cố định khung. Giúp tạo độ ổn định và vững chắc cho công trình trong quá trình thi công, lắp dựng.
Thưng là phần che xung quanh của công trình. Bộ phận này được tính từ chân tường lên mái tôn. Tuỳ vào yêu cầu thiết kế của chủ đầu tư, các đơn vị thi công sẽ sử dụng tấm panel, hoặc alu để lắp đặt phần thưng của nhà thép tiền chế.
Phần tôn bao che gồm có tôn tường và tôn mái. Vật liệu thi công hệ thống tường – mái công trình thường được làm từ tôn mạ kẽm hoặc tấm panel cách nhiệt. Đây là những chất liệu sở hữu độ bền cao, có khả năng cách nhiệt, cách âm hiệu quả, cũng như chống chịu tốt trước mọi tác động khắc nghiệt của yếu tố thời tiết và môi trường.
Tường của nhà thép tiền chế được xây dựng bằng gạch, xi măng, hoặc lắp đặt từ các tấm panel cách nhiệt. Phần tường được tính từ móng đến phần thưng tôn. Đối với các công trình có độ cao không quá lớn, có thể thay thế tường bao xung quanh bằng thưng tôn để tiết kiệm chi phí.
Tấm lợp sáng hay tấm nhựa lấy sáng thường được thi công tại các công trình có yêu cầu cao về mặt ánh sáng. Bộ phận này giúp nhà thép tiền chế tận dụng được tối đa ánh sáng tự nhiên. Từ đó, tiết kiệm điện năng tiêu thụ cho các thiết bị chiếu sáng bên trong công trình.
Cửa trời hay cửa thông gió thường được lắp đặt trên đỉnh của ngôi nhà. Bộ phận này được thi công với mục đích tạo sự thông thoáng cho không gian. Giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ của các thiết bị điều hoà, làm mát như: quạt điện, máy lạnh, quạt thông gió,…
Mái capony được ứng dụng phổ biến tại nhà xưởng sản xuất, kho bảo quản hàng hóa,… giúp che nắng, che mưa cho công trình. Bộ phận này thường được thi công từ chất liệu tôn, kính hoặc các tấm aluminium,… Lắp đặt tại hiên nhà, cửa sổ để làm mái che.
Máng xối được lắp đặt dọc theo 2 mái của công trình. Bộ phận này giúp thu lượng nước mưa ở phần mái. Sau đó, điều hướng dòng chảy xuống mặt đất thông qua các ống dẫn nước. Máng xối giúp tăng khả năng thoát nước cho công trình, chống ứ đọng, thấm dột tường, mái.
Cột thu lôi là bộ phận thu sét xuống mặt đất, giúp bảo vệ an toàn cho công trình trong điều kiện thời tiết bất lợi. Tuy là một chi tiết nhỏ, nhưng cột thu lôi đóng vai trò rất to lớn, quan trọng đối với các trang thiết bị, máy móc, kể cả con người khi ở trong ngôi nhà.
Quá trình thi công kết cấu nhà thép tiền chế được lắp dựng hoàn toàn bởi các cấu kiện thép. Quy trình thực hiện cơ bản như sau:
Toàn bộ cấu kiện được gia công hoàn thiện tại nhà máy sản xuất theo yêu cầu của bản vẽ kỹ thuật. Sản phẩm sau đó được vận chuyển đến công trường để công nhân tiến hành lắp dựng theo đúng quy trình, giúp tiết kiệm thời gian thi công.
Xem thêm quy trình thi công nhà xưởng công nghiệp tại đây!
Sau đây là chuyên mục giải đáp câu hỏi của khách hàng liên quan đến kết cấu của nhà thép tiền chế:
Trong kết cấu nhà thép tiền chế tiêu chuẩn, có thể sử dụng các loại sàn sau đây:
a) Sàn bê tông truyền thống:
b) Sàn deck:
c) Sàn Cemboard:
Tuỳ vào yêu cầu của chủ đầu tư, đơn vị thi công có thể xây dựng tường gạch, vách ngăn Cemboard, vách ngăn panel,… cho công trình. Kết cấu các hạng mục này như sau:
a) Tường gạch truyền thống
b) Vách ngăn Cemboard
c) Tường gạch nhẹ chưng áp
d) Vách ngăn tôn panel
Tương tự như các mẫu nhà khung thép thông thường, kết cấu nhà thép tiền chế 2 tầng cũng có đầy đủ các bộ phận như: khung thép, nền móng, vật liệu bao che,… Công trình này được thi công thêm phần sàn cho tầng 2.
Hiện nay, người ta thường thi công sàn cemboard kết hợp với hệ dầm để hoàn thiện sàn tầng 2. Bên cạnh đó, phần móng của công trình cũng được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo sự kiên cố, có thể chịu được tải trọng của cả ngôi nhà, bao gồm cả tầng 1 và tầng 2.
Xem thêm: Tổng Hợp Mẫu Bản Vẽ Nhà Thép Tiền Chế 2 Tầng Phổ Biến
Công Ty Minh Hiệp là một trong những nhà thầu thi công nhà thép tiền chế dân dụng chuyên nghiệp, uy tín nhất hiện nay. Đơn vị này đã xây dựng rất nhiều công trình cho khách hàng với thời gian hoàn thành nhanh chóng, kịp tiến độ. Đến với Công Ty Minh Hiệp, quý khách còn được:
Bài viết đã trình bày thông tin về kết cấu nhà thép tiền chế đạt chuẩn. Khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết về thiết kế kiến trúc công trình, vui lòng liên hệ với Công Ty Minh Hiệp để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công Ty Minh Hiệp
Có thể bạn quan tâm:
Địa Chỉ Thi Công Nhà Xưởng, Nhà Thép Tiền Chế Uy Tín Tại HCM